HANOIBA TỔ CHỨC BUỔI CHIA SẺ TRỰC TUYẾN “GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19”
Tác giảAdministrator

Tiếp nối thành công của buổi chia sẻ nội bộ giữa các Ủy viên Ban chấp hành HANOIBA về Giải pháp Ứng phó của Doanh nghiệp thời Covid-19 tổ chức ngày 09/4, sáng ngày 21/4, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) đã tổ chức buổi chia sẻ mở rộng tới các Hội viên HANOIBA nhằm ghi nhận những khó khăn Doanh nghiệp phải đối mặt trước đại dịch Covid-19, đồng thời, đưa ra các biện pháp hỗ trợ nội khối cũng như gửi các kiến nghị tới các cơ quan chức năng hỗ trợ tháo gỡ. Gần 80 Doanh nghiệp Hội viên đã tham dự và phát biểu ý kiến tại buổi họp.

Tiếp nối thành công của buổi chia sẻ nội bộ giữa các Ủy viên Ban chấp hành HANOIBA về Giải pháp Ứng phó của Doanh nghiệp thời Covid-19 tổ chức ngày 09/4, sáng ngày 21/4, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) đã tổ chức buổi chia sẻ mở rộng tới các Hội viên HANOIBA nhằm ghi nhận những khó khăn Doanh nghiệp phải đối mặt trước đại dịch Covid-19, đồng thời, đưa ra các biện pháp hỗ trợ nội khối cũng như gửi các kiến nghị tới các cơ quan chức năng hỗ trợ tháo gỡ. Gần 80 Doanh nghiệp Hội viên đã tham dự và phát biểu ý kiến tại buổi họp.
Về phía khách mời, tham dự có đại diện của Sở Lao động - Thương binh Xã hội Tp.Hà Nội, Cục thuế Tp.Hà Nội, Ngân hàng Chính sách XãhộiTp.Hà Nội và đại diện từ 4 ngân hàng Thương mại: HDBank, TPBank, MBBank, ABBank.
Tại buổi họp các Doanh nghiệp đã nêu bật những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch suốt từ đầu năm 2020 tới nay. Gần 70% Doanh nghiệp cho rằng, họ bị ảnh hưởng nhiều, hơn 20% cho rằng họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và chỉ hơn 10% cho rằng họ ít bị ảnh hưởng. Các Doanh nghiệp bị ảnh nghiêm trọng chủ yếu trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, vận chuyển, thương mại. Chỉ số ít các Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số là ít bị ảnh hưởng.
Hầu hết, các Doanh nghiệp đều gặp khó khăn xoay quanh 3 vấn đề chính là Tài chính, Nhân sự, Ứng dụng CNTT vào Quản lý Vận hành Doanh nghiệp. Bài toán Nhân sự đã được các Doanh nghiệp chia sẻ với nhau, cắt giảm, thu hẹp hay giữ lại tùy thuộc vào khả năng và chiến lược của Doanh nghiệp, sự cân nhắc giữa “lý” và “tình” để cả phía người lao động và người sử dụng lao động đều ít bị thiệt hại nhất. Ngoài ra, các Doanh nghiệp cũng đã từng bước áp dụng CNTT vào công việc, chuyển từ hình thức làm việc offline sang hình thức làm việc online, đảm bảo trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của Chính phủ mà không ảnh hưởng hưởng đến công việc.
Vấn đề đau đầu nhất hiện nay đối với Doanh nghiệp là giải quyết bài toán liên quan đến Chi phí. Doanh thu sụt giảm, thậm chí có Doanh nghiệp Doanh thu về số 0, trong khi Doanh nghiệp vẫn phải chi trả các chi phí nhân sự, mặt bằng, lãi vay, thuế, bảo hiểm…. Nếu các chính sách của chính phủ không kịp thời triển khai đến Doanh nghiệp thì chỉ trong thời gian ngắn, Doanh nghiệp sẽ không còn đủ sức khỏe để tồn tại.

 

Anh Trần Anh Vương, TƯ Phó Chủ tịch Hội DNT Việt Nam,  Chủ tịch Hội DNT Hà Nội khoá VI
                              Anh Trần Anh Vương, TƯ Phó Chủ tịch Hội DNT Việt Nam,  Chủ tịch Hội DNT Hà Nội khoá VI
Cộng đồng Doanh nghiệp rất ghi nhận và hoan nghênh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tuy nhiên, hầu hết các Doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc triển khai để nhận các gói hỗ trợ này. Cụ thể, về Thuế, phí, Chính phủ đã có Nghị định 41 về việc miễn, gia hạn, giãn thời gian nộp thuế, tuy nhiên, các hướng dẫn chưa cụ thể, việc thực thi chưa đồng bộ, vẫn còn xuất hiện hiện tượng trên nóng dưới lạnh. Tương tự như vậy đối với Bảo hiểm xã hội, nghị quyết 42 có đưa ra các đối tượng lao động được hưởng trợ cấp do ảnh hưởng của dịch bệnh, các mức được hưởng nhưng trong quá trình thực thi Doanh nghiệp lại gặp nhiều vướng mắc như thời gian nghỉ, tạm hoãn hợp đồng lao động… để đảm bảo điều kiện được hưởng trợ cấp. Việc chỉ tạm dừng - hoãn thời gian nộp bảo hiểm xã hội ở quỹ hưu trí, tử tuất cũng vẫn chỉ là rất nhỏ so với tổng chi phí bảo hiểm xã hội phải đóng của Doanh nghiệp, đặc biệt các Doanh nghiệp lớn. Về phía Ngân hàng, gói hỗ trợ từ Chính phủ đã có nhưng khi triển khai xuống các Ngân hàng Thương mại còn gặp nhiều khó khăn do xung đột lợi ích vì Ngân hàng cũng hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp. Họ cũng cần kinh doanh có lãi và cũng chịu áp lực Doanh thu từ các cấp lãnh đạo nên việc miễn - giảm lãi, khoanh – giãn nợ còn bất cập. Các ngân hàng cũng có động thái khoanh giãn nợ, giảm lãi vay nhưng trên thực tế số Doanh nghiệp nhận được ưu đãi này không nhiều và tỷ lệ giảm khá ít.
Anh Lê Phụng Thắng, Phó Chủ tịch TƯ Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam  Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội
Anh Lê Phụng Thắng, Phó Chủ tịch TƯ Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam  Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội
Từ những ý kiến của các Doanh nghiệp Hội viên, HANOIBA ghi nhận và thống nhất các giải pháp hỗ trợ, cụ thể:
Về nội bộ HANOIBA:
HANOIBA thúc đẩy chia sẻ, tư vấn giúp nhau quản trị khủng hoảng trong chính các Hội viên theo hình thức 1:1. Các Doanh nghiệp lớn giúp Doanh nghiệp nhỏ, Doanh nghiệp đã có kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng giúp đỡ các Doanh nghiệp ít kinh nghiệm hơn hoặc các Doanh nghiệp có cùng mô hình kinh doanh.
Tăng cường giao thương nội khối, khuyến khích Hội viên sử dụng dịch vụ của các Doanh nghiệp khác trong Hội. Sử dụng các kênh truyền thông online của Hội để truyền thông tới các Doanh nghiệp trong Hội về nhu cầu giao thương.
Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý và vận hành Doanh nghiệp. HANOIBA sẽ thiết lập nhóm các Doanh nghiệp công nghệ trong Hội để xây dựng các gói giải pháp phù hợp với quy mô của từng Doanh nghiệp, bao gồm hạ tầng, đào tạo quả lý vận hành thậm chí thuê ngoài để chuyển dần hình thức làm việc tập trung (offline) sang hình thức làm việc trực tuyến (online), giúp Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và vẫn đảm bảo hoạt động của Doanh nghiệp được thông suốt
Tăng cường chia sẻ chuyên môn, đào tạo nâng cao năng lực cho Doanh nghiệp, xây dựng khóa đào tạo e-learning về các biện pháp xử lý khủng hoảng Doanh nghiệp.
Về kiến nghị chính sách:
Đối với Chính phủ: 
-      Xem xét, đánh giá, phân loại thiệt hại và  khả năng lây lan của dịch bệnh của từng vùng, từng địa phương, từng bước nới lỏng quy định giãn cách xã hội để các Doanh nghiệp quay lại làm việc
-      Xây dựng bộ quy định chung về an toàn sức khỏe dịch bệnh đối với từng vùng, từng lĩnh vực, từng khu vực (Trung tâm Thương mại, Khu công nghiệp, Công sở, Khu dân cư…) để đảm bảo an toàn khi toàn xã hội quay trở lại làm việc, tránh lây lan và làm cho dịch bệnh bùng phát trở lại
-      Các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cần nhanh chóng đưa ra những thông tư, hướng dẫn cụ thể tới các cấp triển khai, thực thi đồng bộ từ trung ương đến các địa phương, tránh tình trạng khi làm xong thủ tục được hỗ trợ thì Doanh nghiệp không còn đủ sức khỏe để tồn tại
-      Nới lỏng các quy định về thủ tục nhận hỗ trợ đối với Doanh nghiệp và người Lao động bị ảnh hưởng của đại dịch (nghị định 42)
-      Nới nỏng các quy định về thủ tục giảm, hoãn các khoản thuế, phí
-      Lựa chọn 1 số Ngân hàng lớn, có uy tín, chỉ định việc hỗ trợ Doanh nghiệp về việc miễn, giảm lãi suất cho vay từ các Ngân hàng này.
-      Nới lỏng và đơn giản các thủ tục hành chính dự án để khơi thông dòng tiền
Đối với cơ quan Thuế:
-      Rà soát và giảm các thủ tục nhận hỗ trợ miễn, giảm thuế đối với Doanh nghiệp
-      Xem xét thời gian giãn thuế dài hơn, có thể là 12 tháng thay vì 5 tháng như trong nghị định hiện nay
-      Miễn thuế suất thuế VAT, thuế TNDN cho các DNNVV trong 3 tháng, từ tháng 4-6. Đối các DN còn lại, giảm, và giãn thuế VAT quý 1, quý 2/2020 khoảng 12 tháng
-      Giảm thuế VAT trong lĩnh vực bất động sản và thuế đất nộp 1 lần
-      Khấu trừ Thuế VAT của hàng hóa nhập khẩu
-      Giảm phí công đoàn, đưa về mức 1% tùy quy mô từng Doanh nghiếp
 
Đối với cơ quan Bảo hiểm:
-      Cần có chính sách ưu tiên giải quyết hỗ trợ giảm, miễn nộp phí BHXH cho các Doanh nghiệp lớn trước, Doanh nghiệp nhỏ sau
-      Nâng tỷ lệ tạm hoãn nộp bảo hiểm lên cao hơn
-      Nới lỏng điều kiện tạm hoãn nộp bảo hiểm xã hội vì điều kiện tạm dừng lực lượng lao động ở tỷ lệ 50% là khó khả thi đặc biệt là với những Doanh nghiệp quy mô hàng ngàn nhân viên
Đối với Ngân hàng:
-      Nới lỏng điều kiện tài sản thế chấp
-      Hỗ trợ giảm 50% lãi suất ngân hàng cho các khoản vay đến kỳ trả lãi tháng 4,5,6/2020
-      Giảm hệ số rủi ro cho vay trong lĩnh vực bất động sản
Đối với cơ quan báo chí:
-      Tăng cường truyền thông về tình hình dịch bệnh, tuyên truyền, đồng hành cùng Doanh nghiệp trong việc triển khai các Nghị định của Chính phủ 
 
Một số hình ảnh tại buổi họp trực tuyến:

 

Anh Trần Xuân Hiển - Đại diện Cục thuế Tp. Hà Nội
Đại diện Cục thuế Tp. Hà Nội 
Anh Tạ Văn Tự - Đại diện Ngân hàng chính sách Xã hội Tp. Hà Nội
Đại diện Ngân hàng chính sách Xã hội Tp. Hà Nội 
Chị Nguyễn Phương Liên Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp. Hà Nội
Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp. Hà Nội
Toàn cảnh phiên họp
 Toàn cảnh phiên họp
0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận